Thông tin thuốc tốt

Piraz 6mg hộp 4 viên – Hỗ trợ điều trị giun sán

Piraz 6mg hộp 4 viên - Hỗ trợ điều trị giun sán

Nội dung bài viết

Piraz 6mg hộp 4 viên

Bệnh giun sán là gì?

  • Tên gọi khác: giun ký sinh, sán ký sinh, sán lãi
  • Giun sán là thuật ngữ chỉ về những sinh vật đa bào lớn, mà khi trưởng thành thường có thể được nhìn thấy bằng mắt thường, sống ký sinh trong cơ thể con người và động vật (gia súc, gia cầm, vật nuôi).
  • Giun sán có thể ký sinh ở nhiều cơ quan nhưng chủ yếu là ruột. Các loại giun sán khác nhau có sự nhạy cảm với thuốc khác nhau. Vì vậy cần xét nghiệm xem cơ thể nhiễm giun sán nào để lựa chọn thuốc điều trị phù hợp.

Nguyên nhân mắc bệnh giun sán

  • Thường do thói quan ăn uống: ăn nhiều rau sống, hải sản, thịt tái, ăn thức ăn không sạch hay nấu chưa chín, uống nước chưa đun sôi, ăn các loại rau quả chưa được rửa sạch
  • Môi trường ô nhiễm, nguồn nước không vệ sinh, sinh hoạt hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với môi trường đất, nguồn không khí bị ô nhiễm, tay bẩn.
  • Nuôi thú cưng (chó, mèo) dẫn đến bị nhiễm ấu trùng giun sán từ vật nuôi, đặc biệt là ấu trùng giun đũa chó (sán chó).
  • Không giữ vệ sinh cho trẻ: hay đưa đồ chơi bẩn vào miệng, cầm nắm thức ăn, không rửa tay sau khi đi vệ sinh
  • Tùy theo vùng miền dễ gặp các loại giun sán khác nhau, ở miền Bắc, do thói quen ăn tiết canh nên thường bị sán gạo lợn.

Triệu chứng nhiễm giun sán

Triệu chứng mắc bệnh ở người lớn

  • Thường gặp nhất là ngứa da do cơ thể người sinh kháng thể chống lại các kháng nguyên được tiết ra từ cơ thể ký sinh trùng, làm cho người bị nhiễm giun sán trong máu cảm thấy ngứa ngáy, gãi mãi mà không hết ngứa (đặc biệt là bệnh sán chó)
  • Mưng mủ, viêm da
  • Đôi khi giun sán di chuyển, phá hủy não, cơ tim, mắt.

Triệu chứng mắc bệnh ở trẻ em

 

Bệnh nhiễm giun sán đường ruột có thể gây ra nhiều tác hại nguy hiểm cho trẻ em như biếng ăn, chậm lớn, gây sa sút tinh thần và trí tuệ, hoặc giun chui vào các bộ phận của cơ thể gây tắc ruột, viêm túi mật, viêm vùng kín… nhưng biểu hiện của bệnh ở trẻ thường không biểu hiện rõ nét:

  • Ăn uống kém, không tăng cân, cảm thấy đau bụng vùng quanh rốn hoặc thành cơn ở hố chậu phải, có thể nôn, lợm giọng, buồn nôn lúc sáng, đặc biệt khi có quá nhiều giun trẻ có thể nôn hoặc đi tiêu ra giun…
  • Da xanh xao, nhợt nhạt, biểu hiện thiếu máu
  • Khó ngủ, hay trằn trọc, hay nằm sấp, kém tập trung chú ý.
  • Ngứa hậu môn, viêm đỏ hậu môn, bé gái có thể bị viêm âm đạo khi bị nhiễm giun kim
  • Khi có ấu trùng di chuyển ở phổi có thể sốt, ho, mệt mỏi, kém ăn.
  • Thấy trứng giun trong phân khi xét nghiệm

Chính vì vậy, việc sử dụng thuốc để điều trị giun sán là rất cần thiết.

Piraz 6mg là gì? Thành phần gồm những gì? Cách sử dụng như thế nào? Giá sản phẩm là bao nhiêu?……..là những câu hỏi không ít người thắc mắc. Hãy cùng https://thongtinthuoctot.com/ tìm hiểu tất tần tật những thông tin về Piraz 6mg trong bài viết dưới đây nhé!

Thành phần Piraz 6mg:

  • Ivermectin………………6mg

Dược lực: 

  • Ivermectin là thuốc chống giun sán.

Dược động học : 

  • Hấp thu: Còn chưa biết rõ sinh khả dụng tuyệt đối của thuốc sau khi uống, khi dùng Ivermectin trong một dung dịch nước có rượu, nồng độ đỉnh tăng gấp đôi và sinh khả dụng tương đối của viên nén chỉ bằng 60% sinh khả dụng của dạng dung dịch. Thời gian đạt tới nồng độ đỉnh trong huyết tương khoảng 4 giờ và không khác nhau giữa các dạng bào chế.
  • Phân bố: Khoảng 93% thuốc liên kết với protein huyết tương.
  • Chuyển hoá: Chuyển hoá của thuốc chưa được nghiên cứa kỹ, tuy nhiên đã thấy thuốc bị thuỷ phân và bị khử methyl ở gan.
  • Thải trừ: Ivermectin bài tiết qua mật và thải trừ gần như chỉ qua phân. Dưới 1% liều dùng được thải qua nước tiểu.

Tác dụng Piraz 6mg: 

  • Ivermectin là dẫn chất bán tổng hợp của một trong số avermectin, nhóm chất có cấu trúc lacton vòng lớn, phân lập từ sự lên men Streptomyces avermitilis. Ivermectin có phổ hoạt tính rộng trên các giun tròn như giun lươn, giun tóc, giun kim, giun đũa, giun móc và giun chỉ Wuchereria bancrofti.
  • Tuy nhiên thuốc không có tác dụng trên sán lá gan và sán dây.
  • Ivermectin là thuốc được chọn điều trị bệnh giun chỉ Onchocerca volvulus và là thuốc diệt ấu trùng giun chỉ rất mạnh, nhưng ít tác dụng trên ký sinh trùng trưởng thành.
  • Thuốc gây ra tác động trực tiếp, làm bất động và thải trừ ấu trùng qua đường bạch huyết. Ivermectin kích thích tiết chất dẫn truyền thần kinh là acid gama-amino butyric (GABA). Ở các giun nhậy cảm, thuốc tác động bằng cách tăng cường sự giải phóng GABA ở sau sinap của khớp thần kinh cơ làm cho giun bị liệt.
  • Ivermectin không dễ dàng gia nhập được vào hệ thống thần kinh trung ương của các loài động vật có vú, vì vậy không ảnh hưởng đến sự dẫn truyền thần kinh phụ thuộc GABA của các loài này.

Chỉ định : 

  • Trị giun chỉ do Onchocerca volvulus.

Chống chỉ định : 

  • Mẫn cảm với một thành phần của biệt dược.
  • Chống chỉ định ở người bệnh có kèm theo rối loạn hàng rào máu não, những bệnh trypanosoma châu phi và bệnh viêm màng não.

Thận trọng lúc dùng : 

  • Tránh dùng cho trẻ em dưới 5 tuổi (chưa xác dịnh được độ an toàn). Nên tránh dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con bú. Chỉ dùng thuốc cho những người đã được chuẩn đoán là mắc giun chỉ kể trên hoặc ngờ có mắc giun đó. Hiện nay không dùng với mục đích phòng bệnh.

Tương tác thuốc : 

  • Chưa thấy có thông báo về tương tác thuốc có hại, nhưng về mặt lý thuyết, thuốc có thể làm tăng tác dụng của các thuốc kích thích thụ thể GABA.

Tác dụng phụ: 

  • Các tác dụng không mong muốn có thể gặp là sốt, ngứa, chóng mặt hoa mắt, phù, ban da, nhạy cảm đau ở hạch bạch huyết, ra mồ hôi, rùng mình, đau cơ, sưng khớp, sưng mặt.
  • Hạ huyết áp thế đứng đã được thông báo có kèm ra mồ hôi, nhịp tim nhanh và lú lẫn.

Liều lượng : 

Tùy theo thể trọng, cụ thể như sau:

  • Từ 15 – 25kg: ½ viên.
  • Từ 26 – 44kg: 1 viên.
  • Từ 45 – 64kg: 1,5 viên.
  • Từ 65 – 84kg: 2 viên.

Liều trên uống một lần vào lúc đói với ít nước (hiện nay chưa biết rõ ảnh hưởng của thức ăn với sự hấp thụ của thuốc). Có thể uống vào buổi sáng hoặc vào lúc khác, nhưng trước và sau khi uống 2 giờ phải nhịn ăn. Không cần uống quá 1 lần/năm.

Quá liều : 

  • Các biểu hiện chính do nhiễm độc ivermectin là ban da, phù, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, suy nhược, buồn nôn, nôn, ỉa chảy.
  • Các tác dụng không mong muốn khác gồm các cơn động kinh, mất điều hoà, khó thở, đau bụng, dị cảm và mày đay.
  • Khi nhiễm độc cần truyền dịch và các chất điện giải, trợ hô hấp, dùng thuốc tăng huyết áp nếu bị hạ huyết áp. Gây nôn hoặc rửa dạ dày càng sớm càng tốt. Sau đó dùng thuốc tẩy và các biện pháp chống độc khác nếu cần để ngăn cản sự hấp thu thêm thuốc vào cơ thể.

Bảo quản:

  •  Bảo quản thuốc ở nhiệt độ dưới 30oC.

Đóng gói:

  • Hộp 1 vỉ x 4 viên

Nhà sx:

  • Công ty dược phẩm Davipharm, Việt Nam

(Chú ý: Bài viết trên Chỉ Mang Tính Chất Tham Khảo, Mọi Thông Tin Liều Dùng Cụ Thể Nên Tham Khảo Và Sử Dụng Theo Chỉ Định Của Bác Sĩ.)

Mua hàng trực tiếp tại:

  •  

Thongtinthuoctot.com vận chuyển và giao hàng trên toàn quốc thông tin chi tiết bạn có thể liên hệ qua website .

Để có thể biết thêm về các quyền lợi khi đăng kí thành viên khách hàng thân thiết của thongtinthuoctot.com và để nhận được tư vấn từ các dược sĩ nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi  hãy gọi ngay Hotline: 034.8688.179 hoặc inbox trực tiếp trên fanpage.

Thongtinthuoctot.com luôn cam kết hàng chính hãng , thuốc thật giá tốt cho quý khách hàng, cảm ơn quý khách đã quan tâm và sử dụng dịch vụ của bên thongtinthuoctot.com chúc quý khách có 1 ngày tốt lành, xin cảm ơn!

Exit mobile version