Viêm da dị ứng là một loại bệnh chàm, là một vấn đề da mãn tính gây ra da khô, ngứa dữ dội và nổi mẩn đỏ. Trong trường hợp nghiêm trọng, phát ban hình thành các mụn nước rõ ràng, và chứa đầy chất lỏng.
Viêm da dị ứng kéo dài (mãn tính) và có xu hướng bùng phát định kỳ. Nó có thể đi kèm với hen suyễn hoặc sốt. Viêm da dị ứng là phổ biến hơn ở trẻ sơ sinh và trẻ em, mặc dù người lớn cũng có thể bị viêm da dị ứng.
XEM THÊM:
Các thuốc điều trị viêm da dị ứng
Các thuốc điều trị viêm da dị ứng
Dấu hiệu viêm da dị ứng thời tiết
2. Nguyên nhân gây viêm da dị ứng
Nguyên nhân của viêm da dị ứng chưa được xác định rõ ràng, nhưng viêm da dị ứng có thể là kết quả của sự kết hợp giữa các yếu tố di truyền và môi trường. Nếu một trong những thành viên như cha, mẹ hoặc anh chị em mắc viêm da dị ứng, thì nhiều khả năng những thành viên khác trong gia đình cũng có thể mắc bệnh này.
Nhiều yếu tố có thể kích hoạt hoặc làm nặng thêm tình trạng bệnh viêm da dị ứng, bao gồm độ ẩm thấp, dị ứng theo mùa, tiếp xúc với xà phòng, chất tẩy rửa và khởi phát khi thời tiết lạnh. Trong thực tế, các yếu tố môi trường có thể kích hoạt các triệu chứng viêm da dị ứng bất cứ lúc nào, môi trường sống ở một nơi lạnh hoặc có nhiều ô nhiễm cũng có thể làm tăng cơ hội mắc viêm da dị ứng. Bên cạnh đó, những người sống ở khu vực thành thị và vùng khí hậu có độ ẩm thấp cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm da dị ứng.
Một điểm cần nhấn mạnh là thực phẩm không gây viêm da dị ứng. Tuy nhiên, người bị viêm da dị ứng có thể có nguy cơ dị ứng thực phẩm. Ngoài ra, viêm da dị ứng không phải là bệnh truyền nhiễm nên không lây truyền giữa những người có tiếp xúc với nhau.
Yếu tố cảm xúc và căng thẳng đôi khi có thể làm trầm trọng thêm tình trạng của bệnh, nhưng không phải là nguyên nhân chính liên quan đến bệnh viêm da dị ứng.