Nội dung bài viết
DOROCRON MR 30MG – Điều trị đái tháo đường không phụ thuộc vào insulin hiệu quả
Bệnh tiểu đường là gì?
Tiểu đường hay đái tháo đường, là một bệnh mãn tính với biểu hiện lượng đường trong máu của bạn luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể của bạn bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.
Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn không chuyển hóa các chất bột đường từ thực thẩm bạn ăn vào hằng ngày một cách hiệu quả để tạo ra năng lượng. Do đó gây ra hiện tượng lượng đường tích tụ tăng dần trong máu. Lượng đường trong máu thường xuyên ở mức cao qua thời gian làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, gây ra tổn thương ở các cơ quan khác như mắt, thận, thần kinh và các bệnh lý nghiêm trọng khác.
Tiểu đường típ 1: người mắc bệnh bị thiếu insulin do tuyến tụy không sản xuất insulin. Tiểu đường típ 1 hiếm gặp, thường xảy ra ở trẻ nhỏ, người trẻ chiếm dưới 10% số người mắc bệnh.
Tiểu đường típ 2: những người bị tiểu đường típ 2 bị đề kháng với insulin. Nghĩa là cơ thể vẫn có thể sản xuất insulin nhưng nó không thể chuyển hóa được glucose. Khoảng 90% đến 95% người bị tiểu đường trên thế giới là típ 2.
Tại sao bạn bị tiểu đường (đái tháo đường)?
Trong cơ thể, tuyến tụy chịu trách nhiệm tiết ra hóc-môn insulin – một loại chất giúp kiểm soát lượng đường glucose trong máu để tạo ra năng lượng hoạt động hàng ngày cho bạn. Bạn có thể hình dung rõ hơn cách hoạt động của insulin và đường trong cơ thể trong sơ đồ sau:
Vì vậy, khi cơ thể thiếu insulin hoặc insulin không chuyển hóa được đường, đường sẽ bị tồn đọng lại trong máu, đường huyết sẽ tăng cao.
Nguyên nhân của bệnh tiểu đường hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng. Các yếu tố bao gồm di truyền và lối sống không cân bằng, chế độ ăn nhiều thịt đỏ, chất béo và hàm lượng bột đường cao, thừa cân béo phì… là những yếu tố nguy cơ cao dẫn đến tiểu đường1. Nếu cha mẹ bị tiểu đường thì con của họ sẽ dễ bị bệnh hơn; hoặc lối sống bao gồm chế độ ăn và tập luyện không điều độ cũng dễ gây ra tiểu đường. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỉ lệ đái tháo đường típ 2 diễn ra ở người thừa cân cao hơn những người bình thường.
Dấu hiệu thường thấy ở đái tháo đường
Những triệu chứng chung của cả 2 type đái tháo đường thường gặp:
- Mệt mỏi
- Giảm cân không rõ nguyên nhân
- Khát nước nhiều
- Tiểu nhiều
- Ăn nhiều
- Chậm lành vết thương
- Nhiễm trùng
- Thay đổi về trạng thái tâm thần
- Nhìn mờ
Những dấu hiệu nặng của đái tháo đường
Tăng đường huyết : đường huyết tăng có thể do một số nguyên nhân như ăn quá nhiều, bị bệnh, không uống đủ thuốc. Những dấu hiệu nhận biết tăng đường huyết đó là: tiểu nhiều, khát nước, môi khô, nhìn mờ, mệt mỏi, buồn nôn. Nếu bạn thấy đường huyết tăng cao bạn cần phải thay đổi chế độ ăn, thuốc hay cả hai.
Tăng ketones trong nước tiểu : Nếu tế bào không được cung cấp năng lượng ,cơ thể bắt đầu phân giải mỡ để tạo năng lượng. Quá trình này tạo ra nhiều acid gọi là ketones. Những triệu chứng của tăng ketone trong máu : ăn không thấy ngon, yếu mêt, ói mữa, sốt, đau dạ dày, hơi thở có mùi thơm trái cây ( mùi ceton) .Xét nghiệm nước tiểu sẽ thấy ketones niệu dương tính . Khi đó cần nhập viện gấp để điều trị.
Tăng áp lực thẩm thấu : Có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân, các triệu chứng bao gồm : đường huyết tăng trên 600 mg/dL, môi khô, khát nước nhiều, sốt trên 38oC, lừ đừ, lú lẫn, giảm thị lực, ảo giác, nước tiểu sậm màu.
Hội chứng tăng áp lực thẩm thấu là do đường huyết tăng rất cao gây ra tình trạng cô đặc máu và tăng áp lực thẩm thấu máu. Thường gặp trên bệnh nhân đái tháo đường type 2, lớn tuổi, thường gặp sau một bệnh nào đó. Hội chứng tăng áp lực thẩm thấu thường diễn tiến trong nhiều ngày tới nhiều tuần.
Những biến chứng của đái tháo đường
Loét chân do đái tháo đường : Có hơn 25% bệnh nhân đái tháo đường có các vấn đề về bàn chân. Loét chân trên bệnh nhân đái tháo đường xảy ra trên cả type 1 và type 2. Bệnh loét chân do đái tháo đường thường xảy ra ở lòng bàn chân. Có nguy cơ đoạn chi tới hơn 80% .Tuy nhiên nếu được điều trị sớm, kết quả sẽ tốt hơn.
Biến chứng ở mắt : Bệnh đái tháo đường là bệnh mạn tính gây tổn thương vi mạch toàn thân dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho thận, mạch, thần kinh… đặc biệt là võng mạc (mô tiêu thụ oxy cao nhất cơ thể, đây cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây mù loà ở lứa tuổi từ 20 – 65. Việc tầm soát và điều trị sớm có thể làm chậm diễn tiến của bệnh và ngăn chặn biến chứng mù loà.
Biến chứng ở thận : Trên bệnh nhân đái tháo đường, đường huyết tăng cao thường xuyên trong máu sẽ làm tổn thương hệ thống lọc của thận. Hệ thống lọc sẽ cho những chất như Protein thoát qua và xuất hiện trong nước tiểu. Ban đầu, chỉ một lượng đạm nhỏ xuất hiện trong nước tiểu gọi là tiểu đạm vi lượng , giai đoạn này cần phát hiện sớm vì điều trị có thể giúp thận hồi phục.
Biến chứng tim mạch : Có 2 loại bệnh tim mạch thường gặp trên bệnh nhân đái tháo đường: bệnh mạch vành và suy tim. Bệnh nhân đái tháo đường cũng có nguy cơ bị suy tim.
Biến chứng thần kinh: Bệnh thần kinh do đái tháo đường có thể gây ra nhiều biến chứng nghiệm trọng, bao gồm: mất cảm giác chân, khớp Charco, nhiễm trùng tiểu và tiểu không kiểm soát, hạ đường huyết không cảnh báo, huyết áp thấp, rối loạn tiêu hóa …
Chính vì những lý do trên, việc sử dụng những thực phẩm chức năng để bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể
DOROCRON là gì? Thành phần gồm những gì? Cách sử dụng như thế nào? Giá sản phẩm là bao nhiêu?……..là những câu hỏi không ít người thắc mắc. Hãy cùng https://thongtinthuoctot.com/ tìm hiểu tất tần tật những thông tin về DOROCRON trong bài viết dưới đây nhé!
Thành phần:
Mỗi viên nén phóng thích chậm chứa:
- Gliclazide ………. 30mg.
- Tá dược vừa đủ 1 viên.
Quy cách đóng gói:
Hộp 2 vỉ x 30 viên.
Chỉ định:
- Đái tháo đường không phụ thuộc insulin typ 2 mà chế độ ăn kiêng đơn thuần không kiểm soát được glucose – huyết.
- Gliclazid nên dùng cho người cao tuổi bị đái tháo đường.
Chống chỉ định:
- Đái tháo đường phụ thuộc insulin (typ 1).
- Hôn mê hay tiền hôn mê do đái tháo đường.
- Suy gan nặng, suy thận nặng.
- Có tiền sử dị ứng với sulfonamid và các sulfonylurê khác.
- Phối hợp với miconazol viên.
- Nhiễm khuẩn nặng hoặc chấn thương nặng, phẫu thuật lớn.
- Phụ nữ có thai và cho con bú.
Thận trọng:
- Để gliclazid phát huy đầy đủ tác dụng, trong khi dùng gliclazid vẫn phải theo chế độ ăn kiêng.
- Khi dùng phối hợp với các thuốc khác có tác dụng tăng hoặc giảm tác dụng hạ đường huyết, cần phải điều chỉnh liều của gliclazid cho thích hợp. Trong trường hợp suy thận, suy gan, cần phải giảm liều.
Cách dùng – liều dùng:
- Nên uống thuốc trong bữa ăn sáng
Dùng cho người lớn:
- Liều hàng ngày có thể dao động từ 1 đến 4 viên mỗi ngày, tương ứng với 30 đến 120 mg gliclazide, uống một lần duy nhất.
- Không nên bẻ viên thuốc.
- Nếu quên uống thuốc một ngày, không uống bù trong ngày hôm sau.
- Cũng như với tất cả các thuốc hạ đường huyết khác, phải chỉnh liều theo đáp ứng chuyển hóa đối với từng bệnh nhân (đường huyết, HbA1c).
Liều khởi đầu:
- Liều khởi đầu được khuyến cáo là 1 viên/ngày (30 mg/ngày).
- Nếu đường huyết được kiểm soát, có thể dùng liều này trong điều trị duy trì.
- Nếu đường huyết không được kiểm soát, có thể tăng liều lên 2 viên (60 mg), 3 viên (90 mg) hay 4 viên (120 mg), bằng cách tăng liều từng nấc, mỗi lần tăng liều cách nhau ít nhất một tháng, ngoại trừ ở những bệnh nhân có đường huyết không giảm sau 2 tuần điều trị. Trong trường hợp này, có thể đề nghị tăng liều ngay ở cuối tuần thứ hai điều trị.
- Liều tối đa được khuyến cáo là 120 mg/ngày.
- Chuyển từ Dorocron 80 mg sang Dorocron – MR 30 mg:
- 1 viên Dorocron 80 mg có hiệu quả tương đương với 1 viên Dorocron – MR 30 mg, do đó có thể chuyển từ Dorocron 80 mg sang dùng Dorocron – MR nhưng phải lưu ý đến tiến triển của đường huyết.
- Chuyển từ một thuốc hạ đường huyết dạng uống khác sang Dorocron – MR 30 mg:
- Trong trường hợp này, nên lưu ý đến liều dùng và thời gian bán hủy của thuốc hạ đường huyết dùng trước đó.
- Thông thường không có giai đoạn chuyển tiếp, nên bắt đầu Dorocron – MR ở liều 30 mg, sau đó điều chỉnh tùy theo đáp ứng của từng bệnh nhân như đã nêu ở trên.
- Nếu chuyển tiếp từ một sulfamide hạ đường huyết có thời gian bán hủy dài, có thể có một giai đoạn cửa sổ điều trị trong vài ngày nhằm tránh tác động hiệp đồng của hai thuốc, dẫn đến hạ đường huyết.
- Khi chuyển từ thuốc khác sang Dorocron – MR, nên áp dụng như khi mới bắt đầu điều trị, có nghĩa là nên bắt đầu Dorocron – MR ở liều 30 mg/ngày, sau đó tăng dần từng nấc liều, tùy theo đáp ứng chuyển hóa.
- Đang trong giai đoạn ngưng corticoide sau khi dùng kéo dài và/hoặc liều cao.
- Bệnh lý mạch máu nặng (bệnh lý mạch vành nặng, tổn thương động mạch cảnh nặng, bệnh lý mạch máu lan tỏa).
- Trong những trường hợp này nên bắt đầu dùng Dorocron – MR ở liều tối thiểu 30 mg/ngày.
- Trẻ em: Không có số liệu cũng như thực nghiệm trên lâm sàng.
- Phối hợp với các thuốc hạ đường huyết khác :
- Dorocron – MR có thể được dùng phối hợp với biguanide, các thuốc ức chế alpha-glucosidase hay insuline.
- Ở những bệnh nhân không đủ kiểm soát bệnh với Dorocron – MR, có thể phối hợp với insuline nhưng phải theo dõi chặt chẽ.
-
Bảo quản:
- Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.
Chú ý:
- Không sử dụng cho người mẫn cảm với các thành phầm của thuốc.
- Để xa tầm tay trẻ em.
Tiêu chuẩn: TCCS
- Sản phẩm đạt chất lượng theo tiêu chuẩn GMP.
Ngoài ra thongtinthuoctot.com còn có 1 số sản phẩm khác giúp bổ sung và dưỡng chất cho bé. Quý khách có thể tham khảo tại đây
(Chú ý: Bài viết trên Chỉ Mang Tính Chất Tham Khảo, Mọi Thông Tin Liều Dùng Cụ Thể Nên Tham Khảo Và Sử Dụng Theo Chỉ Định Của Bác Sĩ.)
Mua hàng trực tiếp tại:
- :
Thongtinthuoctot.com vận chuyển và giao hàng trên toàn quốc thông tin chi tiết bạn có thể liên hệ qua website .
Để có thể biết thêm về các quyền lợi khi đăng kí thành viên khách hàng thân thiết của thongtinthuoctot.com và để nhận được tư vấn từ các dược sĩ nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi hãy gọi ngay Hotline: 034.8688.179 hoặc inbox trực tiếp trên fanpage.
Thongtinthuoctot.com luôn cam kết hàng chính hãng , thuốc thật giá tốt cho quý khách hàng, cảm ơn quý khách đã quan tâm và sử dụng dịch vụ của bên thongtinthuoctot.com chúc quý khách có 1 ngày tốt lành, xin cảm ơn!